Nguyên nhân, triệu chứng và cách tẩy giun đũa

Ở Việt Nam có khí hậu nhiệt đới nên môi trường sinh sống và ăn uống rất đa dạng cho nên vấn đề lây nhiễm bởi những loại ký sinh trùng rất lớn. Trong số đó, nhiễm giun đũa rất phổ biến và đối tượng dễ mắc đó chính là trẻ nhỏ. Làm thế nào để nhận biết được bản thân mình bị giun và cách tẩy giun đũa như thế nào là hợp lý nhất? Tham khảo bài viết dưới đây để có được những thông tin chi tiết nhất. 

Nguyên nhân mắc giun đũa

Khác với các loại giun khác, giun đũa có kích thước rất lớn. Giun cái khi trưởng thành có chiều dài 20 – 25cm và giun đực từ 15 – 17cm. Loại giun này có màu trắng hoặc hồng, thân tròn còn đầu và đuôi thon nhọn. Chúng thường ký sinh ở ruột non của con người. 

Giun đũa cái đẻ trứng nếu rơi xuống đất thì khoảng 2 tuần trứng phát triển thành ấu trùng. Nhiệt độ môi trường ở mức trung bình sẽ là điều kiện thuận lợi để ấu trùng tiếp tục vòng tuần hoàn của mình. 

Trứng giun đũa chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 60 trở lên. Những thói quen như đi chân đất, tiếp xúc bên ngoài không có đồ bảo hộ, vệ sinh chân tay không sạch sẽ… là nguyên nhân chính dễ mắc giun đũa. 

Đối tượng dễ mắc giun đũa là trẻ em, nhất là trẻ ở nông thôn. Trẻ nhỏ chưa có ý thức trong việc vệ sinh cá nhân, hay đi chân đất, ngậm tay… Đây cũng là điều kiện thuận lợi dễ bị lây nhiễm. 

Nguyên nhân mắc giun đũa

Triệu chứng khi mắc giun đũa

Biểu hiện khi mắc giun đũa thường không đặc trưng, nếu không tinh ý dễ nhầm lẫn sang các bệnh lý khác. Một số triệu chứng điển hình đó là:

Trẻ mắc giun đũa thường bị rối loạn tiêu hóa, còi cọc, suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Nếu có nhiều giun đũa ở ruột thì sẽ bị tắc ruột, bụng sẽ đau quặn từng cơn kèm táo bón, chướng bụng. Nếu giun chui lên ống mặt sẽ gây tắc mật, xuống ruột thừa gây viêm ruột thừa cấp. Nếu giun đi “lạc” lên phổi sẽ có hiện tượng khò khè, khó thở hoặc nặng hơn là sốt cao, ho khan, đau ngực. 

Triệu chứng khi mắc giun đũa

Hướng dẫn cách tẩy giun đũa đúng cách

Một trong những cách tẩy giun đũa đúng cách đang được nhiều người áp dụng đó chính là sử dụng thuốc. Thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc xổ giun như:

  • Fugacar  
  • Zentel
  • Combantrin
  • Detoxic
  • Alzental

Bạn nên sử dụng thuốc tẩy giun dựa theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả. Hiện nay nhiều bác sĩ thường kê đơn thuốc xổ giun PIZAR 3. Loại thuốc này có khả năng loại bỏ nhanh chóng giun đũa cũng như nhiều loại giun khác. 

PIZAR 3 được bào chế ở dạng viên nén, vậy nên bạn có thể nhai hoặc uống trực tiếp với nước sôi để nguội. Thuốc được chỉ định dành cho người lớn và trẻ em từ 5 tuổi trở lên. 

Sử dụng liều 0,15mg/kg và suy nhất một lần nhưng có thể điều trị lặp lại khi đang còn dấu hiệu nhiễm giun. Bạn nên sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ và liều dùng phụ thuộc vào cân nặng. Cụ thể là:

  • Người có cân nặng từ 15 – 24kg: Uống 1 viên/lần
  • Từ 25 – 35kg: Uống 2 viên/lần
  • Từ 36 – 50kg: Uống 3 viên/lần
  • Từ 51 – 65kg: Uống 4 viên/lần
  • Từ 66 – 79kg: Uống 5 viên/lần
  • Người trên 80kg: Uống liều 0,20 mg/kg thể trọng

PIZAR 3 có khả năng loại bỏ nhanh chóng giun đũa cũng như nhiều loại giun khác

Những thói quen hạn chế giun đũa phát triển

Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tốt tình trạng giun đũa khi:

  • Nên tuân thủ quy tắc ăn chín uống sôi
  • Uống thuốc theo định kỳ và chỉ dẫn của bác sĩ
  • Nên rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hay tiếp xúc với đất cát
  • Tẩy giun định kỳ cho động vật nuôi (nếu có)
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần)
  • Thường xuyên vệ sinh, lau chùi vật dụng, đồ dùng trong gia đình…

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần)

Kết luận

Những thông tin mà bài viết chia sẻ đã chỉ ra cho bạn những nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách tẩy giun đũa đúng cách và phù hợp nhất. Hy vọng bạn sẽ biết được cách phòng tránh tình trạng nhiễm giun cho cả gia đình mình. Hãy sử dụng thuốc xổ giun PIZAR 3 kết hợp cùng với Ivermectin + Albendazol liều duy nhất. Chắc chắn những ký sinh trùng trong cơ thể sẽ được nhanh chóng tiêu diệt và đẩy ra ngoài. 

Sử dụng thuốc tẩy giun thông thường chưa đủ để làm sạch các loại giun khác ngoài giun đường ruột. Phối hợp Albendazole 400mg và Ivermectin 0,2 mg/kg liều duy nhất sẽ có hiệu quả loại trừ giun đường ruột thông thường (giun đũa, giun móc, giun tóc) và các loại giun khác: giun lươn, giun đầu gai, giun móc từ chó mèo.

Giờ đây, việc tẩy giun định kỳ đã đơn giản hơn bao giờ hết. Có thể tìm hiểu thêm tại: https://davipharm.info/vi/product/pizar-3

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *